trichdan.link
Our website is made possible by displaying online advertisements to our visitors.
Please consider supporting us by disabling your ad blocker.

SJR - Scientific Journal Rankings

Trên cơ sở phát minh SJR để đánh giá mức độ ảnh hưởng và uy tín của các tạp chí khoa học trên toàn thế giới, SCImago (2009) đã tiến hành chọn lọc và biên tập dữ liệu từ Scopus để đưa ra bảng xếp hạng đầu tiên của mình trong bản báo cáo mang tên SCImago Institutions Ranking (SIR): 2009 World Report. Trong phiên bản đầu tiên này, SIR phân tích dữ liệu của hơn 2.000 tổ chức và viện nghiên cứu thuộc 84 quốc gia, mỗi đơn vị có xuất bản tổng cộng trên 100 bài báo trong năm 2007. Các đơn vị này thuộc năm nhóm: cơ quan nghiên cứu nhà nước, trường đại học, đơn vị y tế, tập đoàn nghiên cứu và các đơn vị khác. Năm chỉ số đánh giá bao gồm:

  1. Output (Thành quả): số bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong chỉ mục của Scopus trong khoảng thời gian năm năm 2003-2007, với các bài báo có nhiều tác giả thì mỗi đơn vị có tên sẽ được gán một mức điểm phù hợp;

  2. Cites per Document (CxD – Số lượt trích dẫn trên mỗi bài báo): tổng số lượt trích dẫn trên tổng số bài báo được đăng trong cùng thời kì;

  3. International Collaboration (Int. Coll. - Hợp tác quốc tế): số bài báo có hợp tác quốc tế trong cùng thời kì, tức các bài báo có ít nhất một đồng tác giả thuộc một đơn vị nước ngoài tại thời điểm xuất bản;

  4. Normalized SJR (Norm. SJR – SJR chuẩn hoá): bình quân chỉ số SJR của các tạp chí nơi đơn vị nghiên cứu có bài được đăng, nếu lớn hơn 1 nghĩa là nhìn chung các bài báo của đơn vị đó được đăng trên các tạp chí có tầm quan trọng trên mức trung bình trong lĩnh vực chuyên môn của mình, và ngược lại, nếu dưới 1 nghĩa là dưới mức trung bình;

  5. Field Normalized Citation Score (Norm. Cit. - Điểm trích dẫn chuẩn hoá theo lĩnh vực): chỉ số này do Karolinska Institutet nêu ra, nhằm xác định tỉ lệ giữa mức độ tác động khoa học bình quân của một đơn vị nghiên cứu với mức độ tác động bình quân của tất cả các bài báo trên toàn thế giới, trong cùng quãng thời gian và trong cùng lĩnh vực. Ví dụ một đơn vị nghiên cứu có chỉ số này là 0,9, điều đó có nghĩa là các bài báo của đơn vị này được trích dẫn ít hơn mức bình quân toàn cầu 10 %, nếu chỉ số là 1,2 tức là được trích dẫn nhiều hơn 20 % (Rehn, Kronman, & Wadskog, 2007).

Impact Factor (IF) là gì?

Impact factor (IF) hay Journal impact factor (JIF) của một tạp chí khoa học (academic journal) là một số đo phản ánh số lượng trích dẫn (citation) trung bình theo năm của các bài báo khoa học (article) được xuất bản gần đây trên tạp chí đó. IF thường được dùng với tư cách là proxy (thống kê học) đại diện cho độ quan trọng tương đối của một tạp chí khoa học so với các tạp chí khoa học khác trong cùng lĩnh vực nghiên cứu chuyên ngành; các tạp chí khoa học có IF cao thường được coi là quan trọng hơn các tạp chí khoa học có IF thấp. IF do Eugene Garfield, nhà sáng lập Viện Thông tin Khoa học (Institute for Scientific Information), nghĩ ra. Bắt đầu từ năm 1975, các tạp chí khoa học nằm trong danh sách Journal Citation Reports (Báo cáo Trích dẫn Journal) đều được tính IF theo từng năm.

Cách tính

Impact factor của một tạp chí khoa học vào một năm bất kì là số lượng trích dẫn mà các bài báo được xuất bản trong vòng hai năm trước đó ở trên tạp chí đó nhận được, chia cho tổng số bài báo được xuất bản trong hai năm trước đó ở trên tạp chí đó:

Ứng dụng

IF được dùng để so sánh các tạp chí khoa học khác nhau trong cùng một lĩnh vực nào đó. Web of Science liệt kê hơn 11,000 tạp chí khoa học khoa học.

Việc khảo sát IF của các tạp chí khoa học mà một người nào đó từng đăng các bài báo khoa học của họ trên đó là việc khả thi. Việc này rất phổ biến, nhưng cũng gây nhiều tranh cãi. Garfield đã cảnh báo về 'sự lạm dụng khi đánh giá cá nhân' bởi vì 'có sự biến đổi lớn từ bài báo này đến bài báo khác trong cùng một tạp chí khoa học'.IF có ảnh hưởng lớn, và gây tranh cãi, đến cách thức một nghiên cứu khoa học được tiếp nhận và được đánh giá'

“Khoa học” được định nghĩa là “những tri thức đạt được qua kinh nghiệm thực tế và nghiên cứu”.

Webter’s New Collegiste Dictionary

Top