@article{HAT_2013, abstract = {Đặt vấn đề: Hội chứng ngưng thở khi ngủ là nguyên nhân của tăng huyết áp, tăng các nguy cơ tim mạch và bệnh tim mạch như tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, suy tim, tăng nguy cơ tử vong ở những bệnh nhân tim mạch, độc lập với các yếu tố gây bệnh khác. Đến nay, ở Việt Nam còn rất ít các nghiên cứu về hội chứng ngưng thở khi ngủ dạng tắc nghẽn và yếu tố nguy cơ tim mạch. Máy SASD07 tự tạo đối chiếu với máy đa ký giấc ngủ StarDustII dùng để phát hiện hội chứng ngưng thở khi ngủ là hướng nghiên cứu có tính sáng tạo và thực tế. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có đối chiếu nhóm chứng:136 bệnh nhân gồm 68 nhóm bệnh và 68 người nhóm chứng được đo máy SASD07 song song với máy StarDustII nhằm đánh giá tình trạng ngưng thở khi ngủ đồng thời đánh giá các yếu tố nguy cơ tim mạch. Kết quả: Có mối tương quan thuận giữa HA tâm thu với mức độ nặng của OSAS. hệ số tương quan r = 0,459 p < 0,001 (n = 68), Có mối tương quan thuận giữa HA tâm trương với mức độ nặng của OSAS. hệ số tương quan r = 0,352, p < 0,003 (n = 68). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm OSAS nặng và không nặng của trung bình Glucose máu tĩnh mạch lúc đói, Cholesterol toàn phần, HDL Cholesterol, Non-HDL Cholesterol, trung vị TG và LDL Cholesterol (p > 0,05). Có mối tương quan giữa AHI với chu vi vòng cổ (r=0,511, p<0,001); chu vi vòng bụng (r=0,585, p<0,001); BMI (r=0,380, p<0,01). Giá trị chẩn đoán của SASD07 cải tiến so sánh với máy đa ký giấc ngủ StarDustII trong chẩn đoán hội chứng ngưng thở khi ngủ với Kappa=0,72, sai số chuẩn 0,06, p<0,001. Kết luận: Các yếu tố nguy cơ tim mạch liên quan đến hội chứng ngưng thở trong nghiên cứu của chúng tôi là chu vi vòng cổ, chu vi vòng bụng, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương. Máy SASD07 cải tiến có giá trị tốt trong chẩn đoán hội chứng ngưng thở khi ngủ so sánh với máy đa ký giấc ngủ StarDustII. Từ khóa: Hội chứng ngưng thở khi ngủ, nguy cơ tim mạch, SASD07.}, author = {Hoàng Anh Tiến and Nguyễn Thị Ý Nhi and Nguyễn Lưu Trình and Phan Thị Hồng Diệp and Nguyễn Hữu Cát and Nguyễn Minh Tâm and Đoàn Phước Thuộc and Hoàng Khánh and Huỳnh Văn Minh and Cao Ngọc Thành}, issn = {1859-3836}, journal = {Y Dược học}, keywords = {}, number = {6}, pages = {77--86}, publisher = {trichdan.link NHBC}, title = {Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân có hội chứng ngưng thở khi ngủ dạng tắc nghẽn bằng máy SASA07 cải tiến có đối chiếu với máy Stardust 2}, url = {https://trichdan.link/bai-bao/HAT2013893&lang_view=}, volume = {3}, year = {2013} } @article{HAT_2016, abstract = {Mở đầu: Nồng độ sST2 huyết thanh có liên quan đến suy tim không do bệnh tim thiếu máu cục bộ, nhưng giá trị tiên lượng của ST2 trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên chưa được nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu nồng độ sST2 trên 38 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên điều trị tại khoa Tim mạch can thiệp bệnh viện Chợ rẫy và phân tích mối liên quan giữa giá trị nồng độ sST2 và biến cố tim mạch trong vòng 30 ngày. Kết quả: Đo nồng độ sST2 huyết thanh lúc nhập viện ở nhóm đối tượng nêu trên. Nồng độ sST2 lúc nhập viện cao có liên quan đến tử suất (<35ng/ml so với >35 ng/ml, P= 0,01) và suy tim tiến triển (<35ng/ml so với >35 ng/ml, P= 0,002) trong vòng 30 ngày theo dõi. Hơn nữa, ở bệnh nhân có sST2 > 35ng/ml và BNP > 500 pg/ml thì càng có liên quan đến biến cố tim mạch nặng trong vòng 30 ngày ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên (P<0,0001). Kết luận: ST2 và BNP có giá trị tiên lượng biến cố tim mạch như tử vong và suy tim tiến triển ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên trong thời gian 30 ngày. Từ khóa: sST2, nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên, biến cố tim mạch}, author = {Hoàng Anh Tiến and Trần Thị Thanh Trúc and Võ Thành Nhân}, issn = {1859-3836}, journal = {Y Dược học}, keywords = {}, number = {1}, pages = {61--68}, publisher = {trichdan.link NHBC}, title = {Nghiên cứu sự kết hợp SST2 và bnp huyết thanh trong tiên lượng suy tim và tử vong trong 30 ngày ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên}, url = {https://trichdan.link/bai-bao/HAT20161100&lang_view=}, volume = {6}, year = {2016} } @article{NMH_2015, abstract = {Đặt vấn đề: Siêu âm nội mạch (IVUS) là một công cụ hỗ trợ chụp mạch vành trong việc đánh giá các sang thương mạch vành trung gian. Tuy nhiên, giá trị điểm cắt cũ về diện tích cắt ngang lòng mạch tối thiểu (MLA) (MLA ≤4 mm2) đã và đang được chứng minh là có độ chính xác chẩn đoán rất thấp. Mục tiêu: Nhằm khảo sát giá trị điểm cắt mới IVUS MLA và khả năng chẩn đoán thiếu máu cơ tim của giá trị này bằng việc sử dụng dự trữ lưu lượng phân suât (FFR) là tiêu chuẩn vàng cho nghiên cứu. Phương pháp: Các sang thương trung gian mới qua chụp mạch vành được đánh giá bằng cả hai phương pháp IVUS và FFR. Kết quả: Có 32 bệnh nhân có độ tuổi trung bình 63,97±11,59, nam giới chiếm 71,9% và nữ chiếm 28,1%, đều có sang thương mới, hẹp trung bình khoảng 50,68%±8,83% và đường kính trung bình khoảng 2,99 mm ± 0,61mm với các sang thương phân bố chủ yếu từ đoạn gần và giữa của các động mạch RCA (31,3%), LAD (59.4%) and LCx (6,2%). IVUS MLA (r = 0.386, p < 0.014) tương quan với FFR. Tỉ lệ hẹp đường kính lòng mạch (r = -0,159, p = 0,192), chiều dài sang thương (r = -0,052, p = 0,389) và thể tích mảng xơ vữa (r = -0,105, p = 0,284) tương quan nghịch yếu với FFR. Giá trị điểm cắt tốt nhất của IVUS MLA cho phép dự đoán hẹp có ý nghĩa (FFR ≤ 0.8) là 2,55mm2 (AUC 0,776; 95% CI 0,607-0,946) với độ nhạy và độ chuyên lần lượt là 66,7% và 88,2%. Kết luận: Giá trị điểm cắt IVUS MLA 2,55mm2 là điểm cắt mới cho phép xác định hẹp có ý nghĩa của các sang thương mới có hẹp trung gian qua chụp mạch vành. Tuy nhiên, khi sử dụng IVUS MLA cần phải xem xét đến các yếu tố đường kính mạch và chiều dài sang thương để đạt hiệu quả cao nhất. }, author = {Ngô Minh Hùng and Hoàng Anh Tiến and Nguyễn Cửu Long and Võ Thành Nhân}, issn = {1859-3836}, journal = {Y Dược học}, keywords = {Sang thương trung gian; siêu âm nội mạch (IVUS); dự trữ lưu lượng phân suất (FFR)}, number = {3}, pages = {--}, publisher = {trichdan.link NHBC}, title = {Nghiên cứu giá trị điểm cắt mới của diện tích lòng mạch tối thiểu (MLA) bằng siêu âm nội mạch (IVUS) và phân suất lưu lượng dự trữ (FFR) trong xác định hẹp có ý nghĩa của các tổn thương hẹp tr}, url = {https://trichdan.link/bai-bao/NMH20151024&lang_view=}, volume = {5}, year = {2015} } @article{HvM_2015, abstract = {Mở đầu: Cho đến nay chưa có các nghiên cứu tại Việt Nam về hiệu quả của Nattokinase lên huyết áp. Chúng tôi thực hiện đề tài nhằm đánh giá tác dụng của Nattokinase lên huyết áp, chỉ điểm vữa xơ động mạch, các thông số lipid. Đối tượng & phương pháp: Đối tượng tuổi từ 18 đến 70 tuổi được chẩn đoán tiền THA và THA độ 1, chia ngẫu nhiên thành hai nhóm: nhóm dùng Nattokinase và nhóm dùng placebo. Đánh giá vữa xơ động mạch với chỉ số vận tốc sóng mạch (PWV) và chỉ số cổ chân-cẳng tay (ABI) bằng máy OMRON VP 1000 plus. Kết quả: Có tất cả 71 đối tượng, tuổi trung bình là 47,66 ± 9,37, trong đó 37 đối tượng thuộc nhóm Nattokinase (92,50%), 34 đối tượng thuộc nhóm placebo (85,00%) đáp ứng đủ thời gian 8 tuần nghiên cứu. Nattokinase giảm HA ở các thời điểm 2 tuần, 4 tuần, 6 tuần, 8 tuần. (p < 0,001). Nattokinase làm giảm giá trị PWV và PP nhiều hơn so với placebo (p < 0,05), làm giảm cholesterol toàn phần và LDL-C nhiều hơn placebo (p < 0,01) tuy vậy giảm glucose không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Các chỉ số ure và creatinine máu, SGPT và SGOT thay đổi không đáng kể (p > 0,05). Kết luận: Men đậu nành Nattokinase NSK-SD có tác dụng giảm huyết áp sau 8 tuần điều trị. Nattokinase còn làm giảm các chỉ số vữa xơ động mạch, các thông số lipid trước và sau điều trị. Nattokinase không có biến chứng và tác dụng phụ đáng kể. Nattokinase có thể sử dụng trong điều trị THA nhẹ như biện pháp không dùng thuốc kết hợp thay đổi lối sống.}, author = {Huỳnh văn Minh and Trần Hữu Dũng and Phạm duy Khiêm and Nguyễn Vũ Phòng and Nguyễn Nhật Quang and Hồ anh Tuấn and Hoàng Anh Tiến}, issn = {1859-3836}, journal = {Y Dược học}, keywords = {}, number = {1}, pages = {76--83}, publisher = {trichdan.link NHBC}, title = {Điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc - Vai trò men đậu nành nattokinase NSK-SD*}, url = {https://trichdan.link/bai-bao/HvM20151000&lang_view=}, volume = {5}, year = {2015} } @article{HAT_2015, abstract = {Đặt vấn đề: hs-CRP là một protein viêm trong pha cấp của quá trình viêm. Sự tăng nồng độ hs-CRP được xem là một yếu tố dự báo về các bệnh lý tim mạch trong tương lai như xơ vữa động mạch, bệnh lý mạch vành, bệnh lý mạch não,.. Chỉ số dự báo tim mạch Framingham là một chỉ số có giá trị cao trong tiên lượng tử vong do bệnh tim mạch. Ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về nguy cơ Hs-CRP và chỉ số nguy cơ dự báo tim mạch Framingham. Mục đích nghiên cứu: Nhằm nghiên cứu nồng độ hs CRP ở nhân dân thành phố Huế cùng với mối tương quan giữa HS-CRP và các yếu tố nguy cơ mạch vành mạch não, chỉ số dự báo Framingham. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Những cư dân từ 30 - 74 tuổi đang sống ở các khu vực khác nhau của tỉnh Thừa Thiên Huế. Các đối tượng nghiên cứu được khám lâm sàng, đo huyết áp và tính BMI, đo ECG, Bilan lipid và Glucose máu đói. Chúng tôi tiến hành khảo sát mối tương quan giữu nồng độ hs-CRP với các yếu tố nguy cơ của bệnh lý mạch vành, mạch não, cũng như mối tương quan giữa nồng độ hs-CRP với chỉ số dự báo nguy cơ tim mạch của Framingham. Kết quả: (i) Nồng độ hs-CRP trung bình của các đối tượng nghiên cứu là 1,54 ± 3,81. Nồng độ hs-CRP ở nhóm có tăng Cholesterol, giảm HDL, tăng LDL, tăng huyết áp, hút thuốc lá, béo phì cao hơn nhóm tương ứng còn lại có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Có mối tương quan thuận có ý nghĩa thống kê giữa hs-CRP và HATT r= 0,061(p< 0,05); (ii) Có mối tương quan thuận có ý nghĩa thống kê giữa hs-CRP và nguy cơ mạch vành (r=0,083; p<0,01) và mối tương quan thuận có ý nghĩa thống kê giữa hs-CRP và nguy cơ mạch não 10 năm (r=0,068; p<0,05). Kết luận: hs-CRP là một yếu tố tiên lượng trong nguy cơ mạch vành và nguy cơ mạch não.}, author = {Hoàng Anh Tiến and Lê Kim Phượng}, issn = {1859-3836}, journal = {Y Dược học}, keywords = {}, number = {1}, pages = {35--43}, publisher = {trichdan.link NHBC}, title = {Nghiên cứu nồng độ hs-CRP ở nhân dân Thành phố Huế}, url = {https://trichdan.link/bai-bao/HAT2015995&lang_view=}, volume = {5}, year = {2015} } @article{HAT_2014, abstract = {Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm chung và ABI, baPWV bằng máy Omron VP 1000 Plus ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ. Đánh giá mối liên quan giữa ABI, baPWV với các yếu tố nguy cơ, số nhánh động mạch vành tổn thương và chỉ số Gensini. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 63 bệnh nhân mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ nhập viện tại khoa Nội tim mạch bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế, đồng ý tham gia nghiên cứu. Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: ABI trung bình bên phải là 1,05 ± 0,11; bên trái là 1,08 ± 0,10. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p = 0,278). ABI ≤ 0,9 chiếm 9,52%; từ 0,91-0,99 chiếm 30,16%. baPWV trung bình bên phải là 1926,33 ± 477,39 cm/s; bên trái là 1966,33 ± 533,47 cm/s (p = 0,634). baPWV > 17m/s chiếm 73,01%; từ 14-17m/s chiếm 12,7%. Có sự khác biệt giữa minABI trung bình, maxbaPWV trung bình ở nhóm đau thắt ngực ổn định và nhóm hội chứng vành cấp (p < 0,05), giữa minABI trung bình, maxbaPWV trung bình ở nhóm tổn thương 1 nhánh và nhóm tổn thương đa nhánh (p < 0,05). Tương quan nghịch mức độ vừa giữa minABI với chỉ số Gensini (r = -0,43; p < 0,01). Tương quan thuận mức độ khá chặt chẽ giữa maxbaPWV với chỉ số Gensini (r = 0,605; p <0,01). Kết luận: ABI và baPWV có thể dùng để tiên lượng tổn thương động mạch vành ở bệnh tim thiếu máu cục bộ.}, author = {Hoàng Anh Tiến and Nguyễn Thành Trung}, issn = {1859-3836}, journal = {Y Dược học}, keywords = {}, number = {4_5}, pages = {253--261}, publisher = {trichdan.link NHBC}, title = {Nghiên cứu vận tốc sóng mạch và chỉ số huyết áp cổ chân – cánh tay ở bệnh tim thiếu máu cục bộ}, url = {https://trichdan.link/bai-bao/HAT2014976&lang_view=}, volume = {4}, year = {2014} } @article{HAT_2014, abstract = {Cho đến nay, có nhiều phương pháp khác nhau để can thiệp cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim ST chênh lên (NMCTSTCL) có tổn thương nhiều mạch. Mục tiêu: So sánh kết quả các phương pháp can thiệp ở bệnh nhân NMCTSTCL có tổn thương nhiều mạch. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu 64 bệnh nhân NMCTSTCL có tổn thương nhiều mạch trên chụp mạch vành đã được can thiệp tại khoa Nội tim mạch Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ tháng 5/2013 đến tháng 1/2014. Các bệnh nhân được chia làm hai nhóm: nhóm can thiệp nhánh thủ phạm, sau đó điều trị nội khoa (nhóm 1) và nhóm can thiệp nhánh thủ phạm sau đó can thiệp trì hoãn nhánh không phải thủ phạm (nhóm 2). Kết quả:nhóm 2 có tỉ lệ gộp các biến cố (tử vong + nhồi máu cơ tim + tái can thiệp ) tương đương nhưng phát hiện được nhiều nhánh hẹp cần can thiệp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm 1. Kết luận: Tuy các biến cố tim mạch lớn không khác biệt nhau giữa hai phương pháp nhưng can thiệp nhánh thủ phạm sau đó can thiệp trì hoãn nhánh hẹp có ý nghĩa là phương pháp can thiệp tránh bỏ sót bệnh hơn phương pháp chỉ can thiệp nhánh thủ phạm và điều trị nội khoa tối ưu trong theo dõi trung hạn các bệnh nhân không có chỉ định phẫu thuật bắc cầu nối tại bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế. Từ khóa: Nhồi máu cơ tim cấp, bệnh lí nhiều mạch, can thiệp động mạch vành qua da tiên phát}, author = {Hồ Anh Tuấn and Nguyễn Văn Điền and Hoàng Anh Tiến}, issn = {1859-3836}, journal = {Y Dược học}, keywords = {}, number = {3}, pages = {56--62}, publisher = {trichdan.link NHBC}, title = {So sánh kết quả can thiệp nhánh thủ phạm và can thiệp theo giai đoạn ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim ST chênh lên có tổn thương nhiều mạch}, url = {https://trichdan.link/bai-bao/HAT2014934&lang_view=}, volume = {4}, year = {2014} } @article{HAT_2012, abstract = {Đặt vấn đề: Những nghiên cứu trong những thập niên gần đây đã liên kết TWA với rối loạn nhịp thất do kích thích và rối loạn nhịp thất tiên phát. Những bằng chứng trên lâm sàng cho thấy TWA, NT-ProBNP là những chỉ điểm đáng tin cậy đối với nguy cơ đột tử do tim và là động cơ thúc đẩy nhu cầu tìm một giá trị tối ưu sự kết hợp TWA và NT-ProBNP trong việc dự báo những nguy cơ đó. Sự phối hợp hai yếu tố tiên lượng có điều kiện phát huy mỗi ưu điểm của mỗi giá trị tiên lượng đó. Do vậy, chúng tôi tiến hành đề tài với 3 mục tiêu: 1. Nghiên cứu vai trò dự báo đột tử do tim của TWA ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim. 2. Nghiên cứu vai trò dự báo đột tử do tim của NT-ProBNP ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim. 3. Nghiên cứu vai trò dự báo rối loạn nhịp thất của kết hợp TWA và NT-ProBNP ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu dọc, đối tượng nghiên cứu gồm 121 người chia làm 2 nhóm: - Nhóm nghiên cứu: 71 bệnh nhân nhồi máu cơ tim nhập viện tại Khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 5 năm 2009 đến tháng 5 năm 2011. - Nhóm chứng: 50 bệnh nhân khoẻ mạnh, không có tiền sử bệnh lý tim mạch, không dùng thuốc điều trị bệnh tim mạch, điện tâm đồ bình thường, huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương trong giới hạn bình thường theo WHO/ISH 2003, cùng độ tuổi. Thời gian theo dõi: 24 tháng. Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện trên 71 bệnh nhân nhồi máu cơ tim, 32 nam, 39 nữ, lứa tuổi từ 25-75. Giá trị TWA ở nhóm chứng 31,38±12,14 μV và nhóm bệnh 97,54±31,73 μV (p<0,0001). Giá trị nồng độ NT-ProBNP ở nhóm chứng 52,69±25,46 pg/ml và nhóm bệnh 2595,41±952,15 pg/ml (p<0,0001). 1. Điểm cắt tốt nhất của luân phiên sóng T trong tiên lượng tử vong tim mạch là 107 µV; AUC = 0,81 (95% CI: 0,69 - 0,87); Độ nhạy: 83,7 % (95% CI: 64,5- 94,8); Độ đặc hiệu: 66,9 % (95% CI: 54,1- 78,6). 2. Điểm cắt tốt nhất của nồng độ NT-proBNP trong tiên lượng tử vong tim mạch là 3168 pg/ml; AUC = 0,86 (95% CI: 0,72 - 0,91); Sai số chuẩn: 0,06; Độ nhạy: 84,6% (95% CI: 64,5- 93,6); Độ đặc hiệu: 70,3% (95% CI: 59,3- 81,6). 3. Luân phiên sóng T có giá trị tiên lượng tử vong tim mạch với OR=8,45 (p<0,01); NT-ProBNP có giá trị tiên lượng tử vong tim mạch với OR=7,26 (p<0,01); khi kết hợp luân phiên sóng T và NT-proBNP trong tiên lượng tiến triển xấu trên lâm sàng sẽ cho kết quả là OR=17,91 (p<0,001). Kết luận: Kết hợp NT-ProBNP và TWA mang lại giá trị tiên lượng cao hơn khi dùng NT-ProBNP hoặc TWA đơn độc trong tiên lượng đột tử do tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim}, author = {Hoàng Anh Tiến and Nguyễn Nhật Quang}, issn = {1859-3836}, journal = {Y Dược học}, keywords = {}, number = {1}, pages = {74--83}, publisher = {trichdan.link NHBC}, title = {Nghiên cứu vai trò dự báo đột tử do tim bằng kết hợp luân phiên sóng T và NT – proBNP ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim}, url = {https://trichdan.link/bai-bao/HAT2012766&lang_view=}, volume = {2}, year = {2012} } @article{HAT_2012, abstract = {Đặt vấn đề: Hội chứng ngưng thở khi ngủ (NTKN) là tình trạng bệnh lý xuất hiện tình trạng ngưng thở ở các giai đoạn trong lúc ngủ. Tần suất mắc bệnh vào khoảng 5% dân số, thường gặp ở nam nhiều hơn nữ và trong số này có đến 70% không thể chẩn đoán được. Trên 50% bệnh nhân có hội chứng NTKN bị tăng huyết áp, bệnh mạch vành và thậm chí đột tử. Ở Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu về hội chứng này. Mục tiêu: Đánh giá tần suất các yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân có hội chứng ngưng thở khi ngủ dạng tắc nghẽn. Tìm mối tương quan giữa chỉ số AHI với BMI, HATT, HATTr, Glucose máu, Cholesterol, Triglyceride, LDL-C, HDL-C. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên 30 bệnh nhân có hội chứng ngưng thở khi ngủ có các yếu tố nguy cơ tim mạch có đối chiếu với nhóm chứng gồm 30 bệnh nhân khỏe mạnh, không có các yếu tố nguy cơ tim mạch, cùng độ tuổi. Các đối tượng nghiên cứu được khám và tính BMI, ECG, X-quang phổi, siêu âm tim, Bilan lipid và Glucose máu đói. Chúng tôi tiến hành khảo sát tần suất các yếu tố nguy cơ tim mạch, đồng thời đánh giá mối tương quan giữa chỉ số AHI và tuổi, BMI, HATT, HATTr, Glucose máu đói, Cholesterol, Triglyceride, LDL-C, HDL-C. Kết quả: Tần suất các yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân có hội chứng ngưng thở khi ngủ dạng tắc nghẽn là: rối loạn lipid máu 27,59%, tăng huyết áp 18,97%, béo phì 20,69%, hút thuốc lá 13,79%, lối sống tĩnh tại 8,62%, đái tháo đường 10,34%. Có mối tương quan thuận có ý nghĩa thống kê giữa AHI với HATT r=0,37, p<0,05; Cholesterol máu với r=0,32, p<0,05; BMI r=0,41, p<0,05. Kết luận: Đánh giá bệnh nhân ngưng thở khi ngủ cần đánh giá toàn diện các yếu tố nguy cơ tim mạch.}, author = {Hoàng Anh Tiến and Nguyễn Hữu Đức and Trần Thị Đoan Thục and Võ Đức Toàn}, issn = {1859-3836}, journal = {Y Dược học}, keywords = {}, number = {1}, pages = {52--59}, publisher = {trichdan.link NHBC}, title = {Nghiên cứu hội chứng ngưng thở khi ngủ dạng tắc nghẽn ở bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ tim mạch }, url = {https://trichdan.link/bai-bao/HAT2012763&lang_view=}, volume = {2}, year = {2012} } @article{HAT_2012, abstract = {Đặt vấn đề: Máy tạo nhịp đồng bộ tim là một phương pháp mới trong điều trị suy tim có rối loạn đồng bộ thất. Mục tiêu: 1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân suy tim có rối loạn dẫn truyền trong thất. 2. Nghiên cứu hiệu quả của máy tạo nhịp tim đồng bộ trong điều trị suy tim có mất đồng bộ thất. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Từ tháng 2/2009 đến 2/2011 chúng tôi tiến hành nghiên cứu tái đồng bộ tim tại Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Huế trên 15 bệnh nhân suy tim NYHA III và IV, đã điều trị nội khoa tích cực, EF≤35%, QRS ≥120ms. Kết quả: Thành công 14/15 trường hợp, chức năng tim biến đổi tốt sau cấy máy tái đồng bộ cụ thể là EF tăng, đường kính thất trái giảm, áp lực động mạch phổi giảm có ý nghĩa qua theo dõi 1 năm. Nếu lấy điểm cắt là EF<30% thì tỷ lệ EF<30% giảm dần theo thời gian (theo dõi trong 1 năm). Triệu chứng cơ năng cải thiện rõ qua phân độ NYHA. Việc chọn thời gian A-V rất quan trong ở đây chúng tôi chọn tối ưu sau theo dõi lập trình là (152 ± 8,33)ms. Thời gian V-V  là (26,33 ± 6,31) ms là thông số phù hợp cho quá trình theo dõi. Kết luận: Máy tạo nhịp tim đồng bộ có hiệu quả cải thiện suy tim có rối loạn đồng bộ thất.}, author = {Hồ Anh Tuấn and Huỳnh Văn Minh and Hoàng Anh Tiến and Nguyễn Văn Điền }, issn = {1859-3836}, journal = {Y Dược học}, keywords = {}, number = {1}, pages = {37--43}, publisher = {trichdan.link NHBC}, title = {Nghiên cứu hiệu quả tái đồng bộ tim trong điều trị suy tim tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế}, url = {https://trichdan.link/bai-bao/HAT2012761&lang_view=}, volume = {2}, year = {2012} } @article{HAT_2011, abstract = {Đặt vấn đề: Những nghiên cứu trong những thập niên gần đây đã liên kết TWA với rối loạn nhịp thất nguy hiểm và những bằng chứng trên lâm sàng đã chứng tỏ TWA là một chỉ điểm đáng tin cậy trong tiên lượng bệnh nhân suy tim. Bên cạnh đó, biến thiên nhịp tim được đánh giá bằng Holter điện tâm đồ 24 giờ cũng được nghiên cứu trong tiên lượng bệnh nhân suy tim. Do vậy, chúng tôi tiến hành đề tài với 2 mục tiêu: Nghiên cứu giá trị tiên lượng của luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim ở bệnh nhân suy tim. Nghiên cứu kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, có theo dõi trong 3 tháng về biến cố rối loạn nhịp thất, diễn tiến xấu trên lâm sàng. Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi gồm 132 người chia làm 2 nhóm: Nhóm nghiên cứu: 82 bệnh nhân suy tim nhập viện tại khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 5 năm 2010 đến tháng 5 năm 2011; Nhóm chứng: 50 bệnh nhân khoẻ mạnh, không có tiền sử bệnh lý tim mạch, không dùng thuốc điều trị bệnh tim mạch, điện tâm đồ bình thường, huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương trong giới hạn bình thường theo WHO/ISH 2003, cùng độ tuổi. Kết quả nghiên cứu: Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng tiến triển xấu trên lâm sàng cho OR=102,13 (p<0,001) độ nhạy 80,49%, độ đặc hiệu 98%, giá trị dự báo dương tính 98,51%, giá trị dự báo âm tính 75,38% cao hơn so với dùng luân phiên sóng T hoặc biến thiên nhịp tim đơn độc. Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng rối loạn nhịp thất nặng cho OR=46,25 (p<0,001) độ nhạy 83,33%, độ đặc hiệu 90,24%, giá trị dự báo dương tính 89,74%, giá trị dự báo âm tính 84,09%. Cao hơn so với dùng luân phiên sóng T hoặc biến thiên nhịp tim đơn độc. Kết luận: Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim sẽ cho kết quả tiên lượng có ý nghĩa hơn ở bệnh nhân suy tim.}, author = {Hoàng Anh Tiến}, issn = {1859-3836}, journal = {Y Dược học}, keywords = {}, number = {5}, pages = {52--61}, publisher = {trichdan.link NHBC}, title = {KẾT HỢP LUÂN PHIÊN SÓNG T VÀ BIẾN THIÊN NHỊP TIM TRONG TIÊN LƯỢNG BỆNH NHÂN SUY TIM}, url = {https://trichdan.link/bai-bao/HAT2011731&lang_view=}, volume = {1}, year = {2011} } @article{HAT_2011, abstract = {NT-ProBNP đang là một chỉ điểm sinh hóa hệ tim mạch được đánh giá cao và ứng dụng ngày càng nhiều trong các bệnh lý tim mạch. Sự đánh giá nồng độ NT-ProBNP cần quan tâm về tuổi, giới, béo phì và đặc biệt là mỗi nguyên nhân gây bệnh lý tim mạch cần có một điểm cắt của nồng độ NT-ProBNP trong đánh giá và ứng dụng lâm sàng. Do chất chỉ điểm sinh hóa NT-ProBNP mới được nghiên cứu nhiều trong 5 năm trở lại đây nên các giá trị điểm cắt trong các bệnh lý tim mạch vẫn đang tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện. Trong đó điểm cắt của NT-ProBNP trong chẩn đoán suy tim đã được Hội tim mạch châu Âu khuyến cáo. Việc đưa ra những điểm cắt tham khảo trong các bệnh lý tim mạch khác có ý nghĩa định hướng các nghiên cứu tiếp theo và đưa giá trị nồng độ NT-ProBNP vào thực tế lâm sàng nghiều hơn.}, author = { Hoàng Anh Tiến and Huỳnh Văn Minh and Hoàng Khánh and Trần Hữu Dàng and Trần Viết An}, issn = {1859-3836}, journal = {Y Dược học}, keywords = {}, number = {5}, pages = {5--12}, publisher = {trichdan.link NHBC}, title = {NT-PROBNP VÀ CÁC ĐIỂM CẮT TRONG BỆNH LÝ TIM MẠCH }, url = {https://trichdan.link/bai-bao/ HA2011724&lang_view=}, volume = {1}, year = {2011} } @article{HVM_2018, abstract = {Mục tiêu: Nhằm khảo sát các đặc điểm lâm sàng bệnh nhân được tạo nhịp tim vĩnh viễn (TNTVV) tại Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đại học Y Dược Huế, đặc biệt đánh giá kết quả phối hợp phương pháp lập trình tối ưu TNTVV phối hợp bảng kiểm Nora. Đối tượng và phương pháp: Gồm 35 bệnh nhân nhập viện năm 2017 được đặt máy TNTVV. Tiêu chuẩn chẩn đoán và chỉ định theo ACC/AHA/HRS và Hội Tim mạch Việt Nam. Cấy máy TNTVV dưới màn tăng sáng. Đánh giá kết quả dựa theo bảng kiểm Nora. Kết quả: Nam chiếm 60%. Tuổi trung bình là 71,97±12,55. Hầu hết là hội chứng nút xoang bệnh lý (42,86%), rung nhĩ chậm (17,14%), bloc AV cấp II Mobitz II (14,28%), bloc AV cấp III (11,42%), bệnh lý phối hợp chủ yếu THA chiếm 42,86%, tiếp theo bệnh mạch vành (20%), đái tháo đường (14,29%). Máy TNVV hầu hết là 1 buồng kiểu VVIR (47,5%). Đường vào chủ yếu là tĩnh mạch dưới đòn qua tĩnh mạch đầu. Biến chứng TNTVV hiếm gặp. Có sự cải thiện lâm sàng và tỷ lệ nguy cơ tử vong rõ rệt sau đặt máy TNTVV với bảng Nora... Kết luận: Kỹ thuật máy TNTVV có vai trò quan trọng không thể thiếu trong điều trị rối loạn nhịp, đặc biệt việc phối hợp lập trình tối ưu và bảng kiểm lâm sàng Nora giúp cho việc TNTVV hiệu quả hơn.}, author = {Huỳnh Văn Minh and Hoàng Anh Tiến and Đoàn Khánh Hùng and Nguyễn Vũ Phòng and Ngô Viết Lâm and Phạm Tuấn Hiệp and Nguyễn Xuân Hưng }, issn = {1859-3836}, journal = {Y Dược học}, keywords = {tạo nhịp vĩnh viễn; tối ưu hóa lập trình}, number = {3}, pages = {114--121}, publisher = {trichdan.link NHBC}, title = {NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG TẠO NHỊP TIM VĨNH VIỄN VÀ TỐI ƯU HOÁ LẬP TRÌNH TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ }, url = {https://trichdan.link/bai-bao/HVM2018556&lang_view=}, volume = {8}, year = {2018} } @article{NTT_2017, abstract = {Mục tiêu: So sánh mức độ tương quan của các phương pháp tối ưu hóa máy tái đồng bộ tim bằng siêu âm tim so với phương pháp tối ưu hóa bằng thông tim. Phương pháp: Tiến cứu có can thiệp. Kết quả: 25 bệnh nhân (48% là nữ, 52% nam), tuổi trung bình là: 66,1±10,6, chẩn đoán suy tim với phân độ suy tim NYHA II-IV có phân suất tống máu thất trái (EF) 26,9±5,7%, nhịp cơ bản là nhịp xoang, với QRS rộng 170±22,1 ms được đặt máy tái đồng bộ tim (MTĐBT). Phương pháp tối ưu hóa AVsense bằng 3 phương pháp: thông tim xâm lấn thất trái đo dP/dtmax, siêu âm tim đo VTI sóng EA qua van 2 lá và đo VTI qua van động mạch chủ cho giá trị AVsense tối ưu lần lượt là 117,8±15,2ms; 117,2±14,5ms và 120,8±12,8ms. Hệ số tương quan của PP siêu âm tối ưu hóa AVsense đo VTI sóng EA và VTI qua van chủ so với PP đo dP/dtmax lần lượt là r=0,953 và r=0,568. Tối ưu hóa AVpace bằng 3 PP xân lấn đo dP/dtmax, SÂT đo VTI sóng EA qua van 2 lá và đo VTI qua van động mạch chủ cho giá trị AVpace tối ưu lần lượt là 159,6±17,9ms; 159±16,2ms và 165±13,8ms. Hệ số tương quan của PP siêu âm tối ưu hóa AVpace đo VTI sóng EA và VTI qua van chủ so với PP đo dP/dtmax lần lượt là r=0,946 và r=0,734. Kết luận: Tối ưu hóa AVsense và AVpace bằng cách siêu âm đo VTI sóng EA qua van 2 lá có độ tương quan tốt hơn PP đo VTI qua van động mạch chủ khi so sánh với phương pháp thông tim xâm lấn đo dP/dtmax . Vì vậy, nếu chọn lựa phương pháp tối ưu hóa bằng siêu âm tim để thay thế phương pháp thông tim xâm lấn đo dP/dtmax thì tối ưu hóa AVsense và AVpace bằng cách siêu âm đo VTI sóng EA qua van 2 lá là lựa chọn tốt hơn.}, author = {Nguyễn Tri Thức and Nguyễn Cửu Long and Hoàng Anh Tiến}, issn = {1859-3836}, journal = {Y Dược học}, keywords = {Máy tái đồng bộ tim; Tối ưu hóa.}, number = {5}, pages = {113--118}, publisher = {trichdan.link NHBC}, title = {NGHIÊN CỨU TỐI ƯU HÓA BẰNG SIÊU ÂM DOPPLER TIM Ở BỆNH NHÂN ĐƯỢC ĐẶT MÁY TÁI ĐỒNG BỘ TIM}, url = {https://trichdan.link/bai-bao/YDH2017_15&lang_view=}, volume = {7}, year = {2017} } @article{BTTH_2017, abstract = {Đặt vấn đề: Hiện nay, dù đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị, nhưng suy tim vẫn tồn tại như một vấn đề khó giải quyết, vẫn đang đe dọa lên sức khỏe cộng đồng. Suy tim không chỉ tăng tần suất bệnh mà còn có những ảnh hưởng nặng nề lên sinh hoạt của người bệnh cũng như chi phí xã hội cần dành cho nó. Galectin-3 đã và đang được xem xét như là một dấu chỉ điểm sinh học quan trọng cần thiết để cung cấp thông tin tiên lượng mạnh mẽ, giúp chúng ta phân tầng nguy cơ cho bệnh nhân suy tim có thể điều trị thích ứng tích cực hơn cho những người được dự đoán có nguy cơ cao hơn. Mục tiêu: Khảo sát nồng độ galectin-3 huyết thanh trên đối tượng bệnh nhân suy tim nhập viện, tìm mối liên quan giữa nồng độ galectin-3 với các bệnh đi kèm, bệnh cảnh lâm sàng và diễn tiến bệnh trong thời gian nằm viện. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả: 20 bệnh nhân được nhận vào nghiên cứu với chẩn đoán lâm sàng suy tim theo Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị suy tim cấp tính và mạn tính của Hội Tim Châu Âu (2012) và được đánh giá mức độ nặng theo phân loại của Hội Tim Hoa Kỳ (NYHA). Bệnh nhân được xét nghiệm đánh giá nồng độ galectin-3 trong huyết thanh. Nồng độ galactin-3 huyết thanh tăng cao ở tất cả bệnh nhân, trung bình 36,5 ng/ml (13,7 ng/ml – 74,0 ng/ml), đặc biệt tăng cao ở nhóm bệnh nhân có biểu hiện hội chứng động mạch vành cấp trên lâm sàng cũng như ở những bệnh nhân có bệnh lý thận mạn tính nặng. Có 5 trường hợp tử vong. Kết luận: galectin-3 huyết thanh tăng ở những bệnh nhân suy tim và có liên quan với mức độ suy tim theo NYHA, hội chứng động mạch vành cấp. Và điều đáng lưu ý là mức galectin-3 có liên quan đến bệnh thận mạn mức độ nặng, cần có những nghiên cứu lớn hơn về sự liên quan này.}, author = {Bùi Thị Thanh Hiền and Đinh Hiếu Nhân and Hoàng Anh Tiến}, issn = {1859-3836}, journal = {Y Dược học}, keywords = {Nồng độ galactin-3 huyết thanh; suy tim; Hội Tim Hoa Kỳ (NYHA)}, number = {5}, pages = {101--106}, publisher = {trichdan.link NHBC}, title = {KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ GALECTIN-3 TRÊN BỆNH NHÂN SUY TIM}, url = {https://trichdan.link/bai-bao/YDH2017_13&lang_view=}, volume = {7}, year = {2017} }