@article{HAT_2012, abstract = {Đặt vấn đề: Những nghiên cứu trong những thập niên gần đây đã liên kết TWA với rối loạn nhịp thất do kích thích và rối loạn nhịp thất tiên phát. Những bằng chứng trên lâm sàng cho thấy TWA, NT-ProBNP là những chỉ điểm đáng tin cậy đối với nguy cơ đột tử do tim và là động cơ thúc đẩy nhu cầu tìm một giá trị tối ưu sự kết hợp TWA và NT-ProBNP trong việc dự báo những nguy cơ đó. Sự phối hợp hai yếu tố tiên lượng có điều kiện phát huy mỗi ưu điểm của mỗi giá trị tiên lượng đó. Do vậy, chúng tôi tiến hành đề tài với 3 mục tiêu: 1. Nghiên cứu vai trò dự báo đột tử do tim của TWA ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim. 2. Nghiên cứu vai trò dự báo đột tử do tim của NT-ProBNP ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim. 3. Nghiên cứu vai trò dự báo rối loạn nhịp thất của kết hợp TWA và NT-ProBNP ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu dọc, đối tượng nghiên cứu gồm 121 người chia làm 2 nhóm: - Nhóm nghiên cứu: 71 bệnh nhân nhồi máu cơ tim nhập viện tại Khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 5 năm 2009 đến tháng 5 năm 2011. - Nhóm chứng: 50 bệnh nhân khoẻ mạnh, không có tiền sử bệnh lý tim mạch, không dùng thuốc điều trị bệnh tim mạch, điện tâm đồ bình thường, huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương trong giới hạn bình thường theo WHO/ISH 2003, cùng độ tuổi. Thời gian theo dõi: 24 tháng. Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện trên 71 bệnh nhân nhồi máu cơ tim, 32 nam, 39 nữ, lứa tuổi từ 25-75. Giá trị TWA ở nhóm chứng 31,38±12,14 μV và nhóm bệnh 97,54±31,73 μV (p<0,0001). Giá trị nồng độ NT-ProBNP ở nhóm chứng 52,69±25,46 pg/ml và nhóm bệnh 2595,41±952,15 pg/ml (p<0,0001). 1. Điểm cắt tốt nhất của luân phiên sóng T trong tiên lượng tử vong tim mạch là 107 µV; AUC = 0,81 (95% CI: 0,69 - 0,87); Độ nhạy: 83,7 % (95% CI: 64,5- 94,8); Độ đặc hiệu: 66,9 % (95% CI: 54,1- 78,6). 2. Điểm cắt tốt nhất của nồng độ NT-proBNP trong tiên lượng tử vong tim mạch là 3168 pg/ml; AUC = 0,86 (95% CI: 0,72 - 0,91); Sai số chuẩn: 0,06; Độ nhạy: 84,6% (95% CI: 64,5- 93,6); Độ đặc hiệu: 70,3% (95% CI: 59,3- 81,6). 3. Luân phiên sóng T có giá trị tiên lượng tử vong tim mạch với OR=8,45 (p<0,01); NT-ProBNP có giá trị tiên lượng tử vong tim mạch với OR=7,26 (p<0,01); khi kết hợp luân phiên sóng T và NT-proBNP trong tiên lượng tiến triển xấu trên lâm sàng sẽ cho kết quả là OR=17,91 (p<0,001). Kết luận: Kết hợp NT-ProBNP và TWA mang lại giá trị tiên lượng cao hơn khi dùng NT-ProBNP hoặc TWA đơn độc trong tiên lượng đột tử do tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim}, author = {Hoàng, Anh Tiến and Nguyễn, Nhật Quang}, issn = {1859-3836}, journal = {Y Dược học}, keywords = {}, number = {1}, pages = {74--83}, publisher = {trichdan.link NHBC}, title = {Nghiên cứu vai trò dự báo đột tử do tim bằng kết hợp luân phiên sóng T và NT – proBNP ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim}, url = {https://trichdan.link/bai-bao/HAT2012766}, volume = {2}, year = {2012} }