trichdan.link
Our website is made possible by displaying online advertisements to our visitors.
Please consider supporting us by disabling your ad blocker.
Nhà khoa học Việt Nam

Nguồn: trichdan.link       Nội dung: TS. Nguyễn Hoàng Bách       Lượt đọc: 2378

Xin chào tất cả các nhà khoa học Việt Nam.

Trong mỗi chúng ta đều đã từng tìm kiếm các tài liệu tham khảo để viết một sản phẩm khoa học nào đó như bài báo, luận văn, luận án. Chúng ta chắc cũng đã sử dụng các công cụ như Google, Pubmed, Mendeley Search,... Và đôi khi ta cũng tự cảm nhận thấy có chút tiếc rằng Việt Nam cũng có những cơ sở dữ liệu như vậy thì quá tốt cho công việc chúng ta. Vậy dữ liệu tiếng Anh từ đâu mà có?

Tất cả dữ liệu nếu được tập trung, tổ chức, lưu trữ, xây dựng các công cụ truy vấn thì được gọi là Cơ sở Dữ liệu. Và trên thế giới, các nước như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc,... làm việc này từ rất sớm. Có thể nói từ khi sự bùng nổ Internet thì vai trò của CSDL này càng được nâng cao và hữu dụng. Mỗi bài báo, mỗi tạp chí đều phải tuân theo các chuẩn dữ liệu để được lưu trữ chỉ mục (Indexing) lên các cơ sở dữ liệu này như Pubmed, DOI, Crossref... Và từ đó, các nhà quản lý dữ liệu xây dựng các công cụ để tất cả nhà khoa học có thể tìm kiếm, truy cập, tham khảo để phục vụ cho nghiên cứu của họ.

Với Việt Nam chúng ta, dữ liệu khoa học (sách, báo, tạp chí) thường được tổ chức khá cục bộ và chưa có sự kết nối, trao đổi giữa cộng đồng nhà khoa học và cơ quan quản lý dữ liệu. Vậy, dữ liệu đó là gì? Đó là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam công bố trên các tạp chí chuyên ngành trong nước. Theo thống kê sợ bộ theo danh mục tạp chí được Hội đồng Giáo sư quốc gia chấp nhận thì có hơn 350 tạp chí, trung bình mỗi tạp chí có khoảng 60 bài mỗi năm và đã xuất bản 10 năm thì tổng số bài báo khoa học có thể là 180.000 - 240.000 bài. Nếu lưu trữ tất cả metadata vào hệ CSDL thì ta mất khoảng 50Mb dữ liệu (khoảng 10 bài hát định dạng mp3 tiêu chuẩn), và ta có thể sử dụng các metadata này một cách dễ dàng với tất cả các phần mềm quản lý trích dẫn hiện nay.

Trichdan.link ra đời với mục đích như vậy. Nhưng trichdan.link mới chỉ là "Cơ sở", tức là hạ tầng, là cấu trúc. Còn "Dữ liệu" là các bài báo mà các nhà Khoa học Việt Nam đang lưu trong các lý lịch khoa học... Vậy chúng tôi cần sự hợp tác của tất cả nhà khoa học Việt Nam để có thể kết hợp "Cơ sở" với "Dữ liệu" để đạt được kết quả cuối cùng là Cơ sở dữ liệu xuất bản khoa học của Người Việt.

Hãy đăng ký tài khoản, lưu trữ tất cả các công trình của mình tại trichdan.link. Hãy làm giàu dữ liệu để trichdan.link giúp bạn chia sẽ dữ liệu này trong cộng đồng.

 

Trân trọng cám ơn.


CÙNG CHỦ ĐỀ

Đặt quảng cáo trên trichdan.link
Nhà xuất bản
Tạp chí khoa học xuất bản theo định kỳ
Trở thành nhà tài trợ cho trichdan.link
Hợp tác cùng [TD].link
 

“Khoa học” được định nghĩa là “những tri thức đạt được qua kinh nghiệm thực tế và nghiên cứu”.

Webter’s New Collegiste Dictionary

Top